Công thức AIDA cho trang Sales Page
Last updated
Last updated
Với Landing Page thu thập thông tin hoặc trung gian chuyển đổi thì section intro là quan trọng nhất, ta có thể đưa ngay offer và form đăng ký ở đầu. Nhưng với Landing Page bán hàng, hỏi luôn thông tin khách hàng ở section đầu tiên có vẻ hơi vội vàng, ta cần cho họ biết nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định. Vì vậy đối với Landing Page bán hàng, chúng ta sẽ áp dụng công thức AIDA để diễn giải nội dung, lúc này CTA cũng như form đăng ký sẽ đặt ở cuối trang, sau khi người xem đã đi qua một dòng câu chuyện của chúng ta.
Thu hút người xem ngay lập tức với tiêu đề chính. Tiêu đề chính cụ thể, súc tích, nêu một cách rõ ràng khách hàng sẽ có được gì từ trang này. Đừng quên về quy tắc đồng nhất nội dung (message match): tiêu đề chính phải đồng nhất nội dung với mẫu quảng cáo trước khi dẫn vào Landing Page.
Một khi bạn đã thu hút được sự chú ý họ sẽ tiếp tục đọc.
Khơi gợi sự thích thú bằng cách trình diễn sản phẩm/dịch vụ của bạn dưới dạng hình ảnh hoặc video. Tốt nhất ta nên dùng hình ảnh/video thể hiện sản phẩm/dịch vụ trong bối cảnh thực tế sử dụng.
Đi kèm với video là liệt kê dưới dạng gạch đầu dòng những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ đem lại cho khách hàng. Để viết các câu lợi ích, hãy nghĩ đến "nỗi đau" của khách hàng mục tiêu và cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết được nỗi đau này.
Cung cấp những thông tin cụ thể hơn cho người xem để khiến họ mong muốn sản phẩm của bạn.
Chúng ta đã trao đổi lợi ích cho khách hàng ở trên, phần này là nơi bạn có quyền khoe tính năng của mình. Nếu như phần lợi ích mô tả những vấn đề bạn có thể giải quyết được thì tính năng sẽ mô tả những gì bạn làm được. Ở đây chúng ta liệt kê các tính năng của sản phẩm/dịch vụ, nêu ra công dụng của mỗi tính năng. Lưu ý, chỉ chọn lựa những tính năng tác động tốt nhất đến khách hàng tiềm năng, hãy chọn bằng cách kết nối công dụng của những tính năng đó với mong muốn thật sự của khách hàng, và đừng quên thể hiện nó dưới dạng bullet point (gạch đầu dòng). Nếu có thể, hãy tiếp tục đào sâu nội dung dựa theo câu hỏi "Những điều này có ý nghĩa thế nào với khách hàng ở mức độ cảm xúc?"
Sau khi nói cho khách hàng biết chúng ta làm được gì, hãy để họ biết chúng ta đã làm tốt như thế nào và vì sao họ nên tin tưởng lựa chọn chúng ta. Những nội dung có thể hỗ trợ phần này:
Những lời phản hồi tin cậy từ khách hàng, chuyên gia đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn: Hãy viết ngắn gọn và đi thẳng đến nội dung chính, và nên có ảnh của người đưa ra phản hồi để tăng tính thực tế. Nếu có thể, hãy thử làm video feedback – tỉ lệ tương tác và thuyết phục sẽ cao hơn rất nhiều, tỉ lệ chuyển đổi tăng 25% so với dùng text.
Phản hồi tốt nhất là miêu tả cách giải quyết cho một “nỗi đau” nào đó của khách hàng.
Logo của đối tác: Đừng quên một tiêu đề hấp dẫn cho phần này, ví dụ “Được tin dùng bởi những tên tuổi lớn trong làng công nghệ”.
Đưa ra các con số về: số lượng người dùng, số năm hoạt động, số tiền …
Đội nhóm: tăng tính tin tưởng và minh bạch về đội ngũ điều hành.
Chứng nhận & cam kết chất lượng của sản phẩm.
Các giải thưởng đạt được hoặc những bài báo nói về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Lưu ý: Luôn nhớ một tiêu đề ấn tượng cho những phần này.
Đã đến lúc khách hàng cần phải hành động. Đây là phần trình diễn của Form đăng ký và CTA.
Nếu như sản phẩm hoặc giá trị bạn đưa đến cho khách hàng đơn giản, và người xem không cần phải nghĩ quá nhiều để ra quyết định thì đặt CTA ngay ở phân mục đầu tiên sẽ có tác dụng tốt nhất. Phần này đã được nói ở bài mini landing page.
Nếu như sản phẩm/đề nghị của bạn phức tạp, và thường người xem phải thông qua nhiều thông tin để ra quyết định thì ta đặt CTA phía dưới cùng, sau khi đã cung cấp thông tin đủ để người xem đưa ra quyết định.
Nghiên cứu đã cho thấy sản phẩm/dịch vụ nào đòi hỏi mức độ tin tưởng cao - ví dụ những sản phẩm liên quan đến sức khỏe - thì landing page sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu ta để người xem đọc hết toàn bộ câu chuyện trước khi yêu cầu họ hành động.
Form cũng cần có tiêu đề để miêu tả ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo hai quy tắc sau về tâm lý học chuyển đổi để đặt tiêu đề:
Quy tắc 1: Tính khẩn cấp và khan hiếm Động cơ tâm lý thông thường sử dụng tính khẩn cấp (thời gian có hạn) và tính khan hiếm (số lượng có hạn) để thúc đẩy hành động.
Quy tắc 2: Thử trước khi mua Độ dài của form và mức độ riêng tư của thông tin bạn yêu cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ chuyển đổi. Hãy cố gắng chỉ hỏi những thông tin cần thiết nhất để bạn chạy marketing hiệu quả. Ví dụ, đừng hỏi số điện thoại nếu như bạn thật sự chỉ cần marketing qua email.
Đối với Landing Page thu thập thông tin khách hàng và Landing Page bán hàng: CTA là một phần trong form đăng ký
Đối với Landing Page trung gian: CTA đứng độc lập với các tiêu đề nội dung làm rõ xung quanh
Các lưu ý khi thiết kế CTA:
Tương phản: chọn màu sắc cho nút CTA tương phản so với màu nền và các mã màu trên toàn trang, mục đích làm tăng sự nổi bật cho nút CTA.
Nhìn là muốn click: Hãy làm cho nó giống một cái nút thật sự, đừng làm nó phẳng quá, cho một chút yếu tố 3D vào thì càng tốt.
Kích cỡ: đương nhiên là phải to và rõ ràng
Mũi tên chỉ dẫn: Hãy thử một mũi tên chỉ khách hàng đến nút CTA, rất rõ ràng và mang tính điều hướng.
Câu hành động: Phải miêu tả chính xác những gì khách hàng sẽ nhận được khi click vào nút này. Mẹo là hãy viết câu này như thể vế sau của câu "Tôi muốn…"
Ví dụ (Phần bôi đen là nội dung trong nút CTA): Tôi muốn … Tải ebook này Tôi muốn … Nhận tư vấn trực tiếp
Tránh sử dụng những từ như "Đăng ký ngay" hoặc "Click here" bởi nó không mô tả được cái gì sẽ diễn ra tiếp theo, dẫn tới việc khách hàng không hình dung được lợi ích của mình.
Thông tin bổ trợ: một câu rất ngắn bổ sung thêm thông tin và mục đích của nút bấm, dòng này sẽ giúp câu hành động trong nút bấm của bạn ngắn gọn và trọng tâm. Kích cỡ của dòng bổ trợ này sẽ bé hơn kích thước của nút bấm, hay được đặt ngay phía dưới nút bấm.
Tạo sự khan hiếm/cấp bách bằng từ ngữ như "ngay bây giờ", "hôm nay".
Viền trắng: tạo một viền trắng xung quanh nút bấm sẽ làm nút bấm nổi bật và dễ nhận diện hơn.